Trong khi đó, với các nhân viên bị ảnh hưởng bởi đợt sa thải lần này, họ sẽ nhận được số tiền hỗ trợ 16 tuần lương cộng với 2 tuần bổ sung cho mỗi năm làm việc tại công ty. Meta cũng đứng ra chi trả tiền bảo hiểm y tế trong 6 tháng cho các nhân viên mất việc.
Khoản chi trả của Meta được cho là “hào phóng” hơn so với các công ty công nghệ khác cũng đang cắt giảm nhân viên gần đây, chẳng hạn như Twitter chỉ trợ cấp cho người lao động 12 tuần lương, còn Lyft thì trả 10 tuần.
Ngoài trợ cấp thôi việc, công ty mẹ Facebook cũng cung cấp chuyên gia nhập cư hướng dẫn thủ tục cho những nhân viên đang làm việc dưới dạng visa H-1B (visa không nhập cư dành cho người nước ngoài). Ngoài ra, Meta cũng hỗ trợ lao động tìm việc mới trong 3 tháng, bao gồm một số “ưu tiên tuyển dụng chưa công bố”.
Đáng chú ý, 11.000 nhân viên bị ảnh hưởng vẫn sẽ nhận được khoản trả thưởng bằng cổ phiếu hạn chế, có hiệu lực vào ngày 15/11. Chế độ này áp dụng cho tất cả lao động cả người Mỹ và người nước ngoài.
CEO Mark Zuckerberg khẳng định, công ty sẽ tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp nhằm cắt giảm chi phí trong những tháng tới. Trước mắt, Facebook áp dụng giải pháp chia sẻ bàn làm việc để thu hẹp diện tích văn phòng, từ đó tiết kiệm chi phí vận hành.
Đồng thời, nhà sáng lập cũng nhận trách nhiệm vì buộc phải đưa ra quyết định sa thải lớn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển công ty.
“Khi Covid-19 xảy ra vào đầu năm 2020, thế giới đã nhanh chóng chuyển sang chế độ trực tuyến và sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử dẫn đến tăng trưởng doanh thu tăng vượt trội. Nhiều dự báo cho rằng sự tăng tốc này sẽ tiếp tục ngay cả khi đại dịch kết thúc”, trích bản ghi nhớ Zuckerberg gửi cho nhân viên. “Tôi cũng đã nghĩ vậy và đưa ra quyết định tăng đáng kể các khoản đầu tư. Thật không may, mọi chuyện đã không diễn ra như tôi mong đợi”.
Thế Vinh (Tổng hợp)
Cùng dự có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và các thành viên tiểu ban.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội XIV của Đảng chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban thảo luận cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng trong công tác nhân sự của Đảng.
Chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, dự kiến tổ chức vào quý I/2026, tại Hội nghị lần thứ VIII (tháng 10/2023), Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thành lập 5 tiểu ban gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng, Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.
Trong đó, hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là việc thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng (gọi tắt là thông qua các văn kiện) và bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Đảng (gọi tắt là công tác nhân sự).
Đây là hai nội dung liên quan chặt chẽ với nhau, đều phải chuẩn bị thật tốt, đặc biệt, việc chuẩn bị nhân sự Đại hội có vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm cho thành công của Đại hội và triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội.
Đến nay, sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau hơn 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta đã có bước trưởng thành, phát triển nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; cơ cấu, độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn quy hoạch cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp và kế tục giữa các thế hệ.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, các đại biểu khẳng định, Đại hội XIV của Đảng là một sự kiện chính trị rất quan trọng, Đại hội được tiến hành vào thời điểm đất nước ta trải qua 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991), trong đó có gần 15 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) và 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030 và kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước vào năm 2045.
Đại hội XIV cũng sẽ là một dấu mốc rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng tương lai, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu tại phiên họp
Chính vì vậy, để chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xác định đúng yêu cầu xây dựng Ban Chấp hành Trung ương mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng, các đại biểu cũng nhấn mạnh, công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương.
Tinh thần là phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng, góp phần vào thành công chung của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Văn Hiếu(VOV)Link: https://vov.vn/chinh-tri/chuan-bi-nhan-su-dai-hoi-xiv-la-nhiem-vu-quan-trong-cua-ca-he-thong-chinh-tri-post1082325.vov
" alt=""/>Chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trịTIN BÀI KHÁC:
Các quốc gia đồng loạt tố hacker Trung Quốc